6 vị trí trên sân bóng chuyền và cách sắp xếp đội hình thi đấu hợp lý nhất

Bóng chuyền là một môn thể thao nổi tiếng trên toàn cầu được đông đảo người hâm mộ trên thế giới đón nhận. Tại các giải đấu bóng chuyền chuyên nghiệp, từng vị trí của các vận động viên đều có những quy định khác nhau về chuyên môn và kỹ thuật. Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết 6 vị trí trên sân bóng chuyền cùng những cách sắp xếp đội hình thi đấu trong các giải đấu chuyên nghiệp. 

6 vị trí trên sân bóng chuyền là những vị trí nào? 

Hiện nay trên các diễn đàn thể thao về bóng chuyền, có rất nhiều người có chung thắc mắc về các vị trí trên sân bóng chuyền. Dưới đây là 6 vị trí trên sân bóng chuyền phổ biến nhất trong các trận đấu mà người hâm mộ bộ môn thể thao này có thể tìm hiểu. Mỗi vị trí đều có những vai trò và tầm quan trọng khác biệt. 

Vị trí chuyền 2 

Các vị trí trên sân bóng chuyền
Các vị trí trên sân bóng chuyền

Vị trí chuyền 2 là một trong 6 vị trí trên sân bóng chuyền quan trọng nhất chuyên đảm nhiệm nhiệm vụ điều tiết trận đấu và đảm bảo sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong toàn đội. Vận động viên đảm nhiệm vị trí chuyền 2 sẽ chạm bóng lần thứ 2 trong trận đấu đồng thời có nhiệm vụ đưa bóng tới đúng vị trí của các tay đập trong đội hình nhằm ghi điểm số. 

Với việc nắm giữ vai trò điều tiết nhịp độ trận đấu cho toàn đội, người chơi ở vị trí chuyền 2 luôn phải có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp với các tay đập, giúp cho các tay đập có thể có những đợt tấn công tốt nhất. 

Những người chơi ở vị trí chuyền 2 cần phải có kinh nghiệm, kỹ thuật, sự nhạy bén trong lối chơi, đồng thời có những chiến thuật chơi đúng đắn, khả năng di chuyển hợp lý khắp mặt sân. 

>>>>> Cập nhật tỷ lệ cá cược nóng hổi tại chuyên trang Tylecacuoc247.com

Vị trí Libero – Chuyên gia phòng thủ 

Vị trí Libero
Vị trí Libero trên sân bóng chuyền

Libero là vị trí đảm nhiệm nhiệm vụ đỡ bóng lần thứ nhất, thực hiện các cú giao bóng đồng thời cứu bóng khi cần cho toàn đội bóng. Những người chơi ở vị trí phòng thủ cần phải có phản ứng nhanh nhạy trên sân, biết nắm bắt các tình huống trong trận thật tốt. 

Bên cạnh đó, vị trí Libero là vị trí tự do nhất trên sân thi đấu nên những người chơi ở vị trí này có thể thay thế cho bất kỳ vị trí nào trên sân khi cần thiết, đồng thời trang phục của vị trí phòng thủ cũng khác màu so với những vị trí khác trong đội để phân biệt. 

Vị trí Middle Blockers – Tay đập giữa

Vị trí tay đập giữa còn (Middle Blockers) còn có tên gọi khác là tay chắn giữa. Vận động viên ở vị trí này sẽ đảm nhiệm các đợt tấn công bất ngờ sang phần sân đối phương khi ở gần vị trí của chuyền 2. Ngoài ra, các tay đập giữa cũng đảm nhiệm nhiệm vụ phòng thủ, ngăn chặn những đợt tấn công của các cầu thủ đối phương đồng thời tạo hàng rào chắn kép ở vị trí biên. 

Vị trí Outside Hitters – Tay đập ngoài

Vị trí Outside Hitters
Vị trí Outside Hitters trên sân bóng chuyền

Outside Hitters còn được biết đến với tên gọi tiếng Việt là tay đập biên hay chủ công của toàn đội. Tay đập ngoài của các đội bóng chuyền sẽ là tay đập chính của toàn đội, nhận hầu hết các đợt bóng từ vị trí chuyền 2. 

Trong các trận đấu những tình huống bắt bóng bước 1 lỗi hoặc không tốt sẽ thường được chuyền cho vị trí chủ công hơn là chuyền cho Middle Blockers hay Opposite Hitter, bởi đa số các đường bóng chuyền cho chủ công đều rất cao, chính vì thế các chủ công thường sẽ phải cần một khoảng thời gian nhất định để lấy đà từ ngoài sân và tiếp cận bóng. 

Ở trong các trận đấu nghiệp dư, mỗi đội bóng chuyền có thể có tới 2 chủ công ở mỗi trận đấu để luân phiên nhau thi đấu. 

Vị trí Opposite Hitters 

6 vị trí trên sân bóng chuyền không thể không nhắc đến Opposite Hitters. Opposite Hitters còn có tên gọi khác là tay đập đối diện, nhiệm vụ của những người chơi ở vị trí này là phòng thủ khu vực ngay lưới. Opposite Hitters có vai trò tạo hàng chắn hoàn hảo nhất nhằm ngăn chặn các pha dứt điểm từ các tay đập ngoài bên phía đối phương. Đồng thời, vị trí Opposite Hitters cũng có vai trò như một chuyền 2 phụ trong đội hình vậy. 

Vị trí Right Side Hitters  

Vị trí Right Side Hitters  
Vị trí Right Side Hitters trên sân bóng chuyền

Vị trí Right Side Hitters trên sân bóng chuyền là tên gọi khác của vị trí Opposite Hitters – tay đập dối diện. Nhiệm vụ và vai trò của Right Side Hitters giống hệt như Opposite Hitters. 

6 vị trí trên sân bóng chuyền có thể thay đổi như thế nào? 

Trong quá trình thi đấu, 6 vị trí trên sân bóng chuyền thường di chuyển linh hoạt theo chiều kim đồng hồ, hay còn gọi là đổi cầu. Người chơi ở phía góc bên phải làm nhiệm vụ phát bóng sẽ được quy định là số 1, tiếp theo ngược chiều kim đồng hồ sẽ là vận động viên số 2. Cứ như thế thứ tự của các vận động viên bóng chuyền tiếp tục cho đến vị trí số 6. 

Ở trong các giải đấu bóng chuyền, đa số các đội bóng thường chỉ sử dụng một chuyền 2. Chính vì thế các vận động viên thường linh hoạt chạy đội hình để vị trí chuyền 2 ở hàng bên dưới có thể dễ dàng chạy lên chuyền bóng mà không bị bắt lỗi vị trí. 

Nói một cách khác, khi các vận động viên đứng thì đội hình sẽ ngược chiều kim đồng hồ, còn khi thực hiện xoay cầu thì sẽ phải thuận với chiều kim đồng hồ. 

Một số đội hình chiến thuật khi thi đấu bóng chuyền 

Tại các giải đấu bóng chuyền, ba đội hình chiến thuật phổ biến nhất thường được các đội áp dụng đó chính là: 4-2, 6-2 và 5-1. Các đội sẽ linh hoạt sử dụng đội hình chiến thuật tùy theo số lượng các tay đập và số lượng chuyền 2 thi đấu trên sân. Tùy theo từng loại đội hình mà các đội sử dụng thì sẽ có những đặc điểm riêng biệt và điểm nổi bật riêng. 

Đội hình bóng chuyền chiến thuật 4-2 

Sơ đồ bóng chuyền chiến thuật 4-2 sẽ gồm có 2 chuyền 2 và 4 tay đập. Các vận động viên chuyền 2 sẽ chuyền bóng ở giữa hoặc phía bên phải của hàng bên trên. Đội hình gồm 2 chuyền 2 sẽ cần có 2 tay đập ở các vị trí tương ứng. 

Các cầu thủ chuyền 2 sẽ chuyền bóng bắt đầu từ phía bên phải, đồng thời xếp hàng hàng đối diện nhau khi di chuyển đội hình (đổi cầu). Ở những hàng tiêu biểu sẽ có 2 tay đập chủ công, các vận động viên sẽ đứng ở hàng trước hoặc hàng sau. 

Đội hình bóng chuyền chiến thuật 4-2 
Đội hình bóng chuyền chiến thuật 4-2

Sau khi phát bóng, các cầu thủ sẽ thực hiện đổi vị trí, vận động viên đứng ở hàng trước sẽ phải đổi vị trí sao cho chuyền 2 có thể được đứng ở vị trí giữa của lưới. Ngoài ra, các vận động viên chuyền 2 cũng có thể linh hoạt di chuyển vào vị trí phía bên phải lười nơi có cả tay đập giữa và tay đập biên. 

Tuy nhiên có một nhược điểm khi các đội sử dụng sơ đồ chiến thuật 4-2 đó chính là đội hình này chỉ có 2 tay đập nên không có quá nhiều cơ hội tấn công. Ngoài ra, vì không có Offsider Hitter trong đội hình nên có thể xảy ra tình huống các tay chắn bên đội bạn dễ dàng ăn gian ở hàng chắn giữa. 

Đội hình bóng chuyền chiến thuật 6-2 

Đội hình bóng chuyền chiến thuật 6-2 có một điểm tương đối đặc biệt đó chính là người chơi sẽ từ hàng phía dưới lao lên phía trước để chuyền 2. Trong khi đó, 3 vận động viên ở hàng rào phía trước luôn phải trong tư thế sẵn sàng tấn công. Đối với đội hình bóng chuyền chiến thuật 6-2, thì sẽ có 6 vận động viên chơi ở vị trí tay đập, 2 vận động viên đồng giữ vai trò như chuyền hai. 

Đội hình bóng chuyền chiến thuật 6-2 
Đội hình bóng chuyền chiến thuật 6-2

Nói một cách đơn giản đội hình chuyền 6-2 có thể hiểu là đội hình chuyền 4-2,, chuyền 2 ở bên phía hàng sau sẽ thực hiện các quả chạm bóng ở lần 2. Đối với các đội hình chiến thuật 6-2 mở rộng thì sẽ có 2 chuyền 2 làm nhiệm vụ di chuyển lên hàng trên và hàng sau ở mỗi lần đổi đội hình, hỗ trợ cho chuyền 2. 

Khi nâng hàng thì sẽ gồm 2 tay đập giữa, 2 tay đập biên và ở hàng trước hoặc hàng sau cũng luôn có một trong 6 vị trí trên sân bóng chuyền. Sau mỗi lần giao bóng thì các vận động viên ở hàng trước sẽ khẩn trương trở lại vị trí đứng của mình. Ưu điểm của đội hình chiến thuật 6-2 đó chính là luôn có 3 tay đập sẵn sàng tấn công. Tuy nhiên, nhược điểm của đội hình 6-2 đó chính là 2 chuyền 2 trong đội hình không những phải chuyền tốt mà các vận động viên cần phải chắn bóng hiệu quả, không chỉ những người chơi ở vị trí chuyền hai. 

Đội hình bóng chuyền chiến thuật 5-1 

Đối với đội hình chiến thuật 5-1 thì sẽ chỉ có duy nhất một vị trí làm nhiệm vụ chuyền hai, và 5 tay đập ngay cả khi toàn đội xoay vòng đội hình. Vận động viên đứng đối diện với chuyền 2 ở vòng quay 5-1 được gọi là tay đập đối diện hay Opposite Hitter. 

Đội hình bóng chuyền chiến thuật 5-1 
Đội hình bóng chuyền chiến thuật 5-1

Các tay đập đối diện sẽ không thực hiện các quả đỡ bóng ở bước một, đồng thời họ chỉ đứng phía sau đồng đội trong quá trình đối phương thực hiện phát bóng. Những tay đập đối diện được xem như là các phương án tấn công thứ 3 (back-row attack) khi vận động viên chuyền 2 ở vị trí hàng trên. 

Ưu điểm đặc biệt của đội hình bóng chuyền sử dụng chiến thuật 5-1 đó chính là chuyền 2 luôn có 3 tay đập sẵn sàng tấn công đối phương. Nếu như 3 tay đập này hoàn thành tốt nhiệm vụ thì các tay chắn của đối phương sẽ không thể xoay sở kịp thời, hiệu quả tấn công vì thế cũng cao hơn so với các chiến thuật khác. 

Lời kết 

Như vậy thông bài bài viết của chuyên trang chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ được 6 vị trí trên sân bóng chuyền và từng vai trò nhiệm vụ của từng vị trí trên sân. Bên cạnh đó, việc nắm được từng sơ đồ chiến thuật áp dụng trong thi đấu bóng chuyền cũng vô cùng quan trọng, giúp các đội bóng có thể đưa ra những chiến thuật phù hợp, nâng cao thành tích. Hi vọng với những thông tin mà chuyên trang chia sẻ, quý bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về môn bóng chuyền và có thể đạt được thành tích tốt nhất trong tương lai.